Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên là bước khởi đầu, tạo lập công cụ để thực hiện một ý tưởng kinh doanh. Để đảm bảo doanh nghiệp của bạn là một công cụ kinh doanh hiệu quả và an toàn, trước tiên các bạn cần lưu ý tìm hiểu những thông tin cơ bản sau:
- Thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần những gì?
- Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên bao gồm những gì?
- Trình tự thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên ra sao?
- Sau khi thành lập công ty TNHH 2TV cần làm những gì?
Mời các bạn tham khảo bài viết thủ tục thành lập công ty TNHH hai thành viên của Tư Vấn CoKi sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi trên.
Nội dung
Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn và có tư cách pháp nhân. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, chọn lựa thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên là phù hợp, bởi doanh nghiệp sẽ có thể đơn giản hóa được các thủ tục về pháp lý và thuế trong quá trình thành lập và hoạt động.
Cơ cấu quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên tương đối đơn giản và dễ quản lý.
Thành lập công ty tnhh 2 thành viên cần những gì?
Để thành lập công ty một thành viên bạn cần chuẩn bị các thông tin liên quan đến công ty dự kiến thành lập và các giấy tờ sau:
- Chuẩn bị tên công ty: Tên công ty được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp.
>>>Tham khảo thêm: Cách đặt tên công ty theo đúng quy định
- Địa chỉ trụ sở chính: Đặt trụ sở chính doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Địa chỉ trụ sở chính của công ty không được đặt tại chung cư trừ các officetel.
- Chuẩn bị vốn điều lệ công ty: Tùy theo nhu cầu kinh doanh, ngành nghề doanh nghiệp mà khách hàng đăng ký mức vốn hợp lý. Mức vốn điều lệ để xác định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi thành viên/ cổ đông trong công ty. Mức vốn công ty thành lập còn để xác định mức thuế môn bài công ty phải nộp hàng năm.
- Xác định các ngành nghề dự kiến kinh doanh: Chon ngành nghề kinh doanh theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chuẩn bị giấy chứng thực cá nhân: Chuẩn bị thông tin chứng minh nhân dân (CMND)/ Căn cước công dân (CCCD) hoặc hộ chiếu bản sao y công chứng không quá 3 tháng của tất cả người tham gia góp vốn và còn thời hạn sử dụng.
=> Tất cả những việc còn lại, dich vu mở công ty Tư Vấn DNL sẽ thay Quý khách hàng thực hiện.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Hồ sơ pháp lý công ty TNHH 2 thành viên
Để tiến hành mở công ty TNHH hai thành viên trở lên, các bạn cần chuẩn bị mẫu hồ sơ đăng ký thành lập công ty TNHH 2 thành viên như sau:
- Giấy đề nghị thành lập công ty TNHH 2 thành viên
- Mẫu điều lệ công ty TNHH 2 thành viên theo Luật doanh nghiệp 2020
- Danh sách thành viên góp vốn; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
- Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Văn bản ủy quyền nộp hồ sơ nếu người nộp không phải đại diện pháp luật
Cách thức thực hiện:
Doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
- Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
Thời hạn giải quyết hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp;
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp.
- Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên (nếu có).
- Thời hạn thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp quy định là 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Khắc con dấu pháp nhân doanh nghiệp
Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu pháp nhân cho công ty. Thủ tục làm con dấu pháp nhân như sau:
- Mang bản sao giấy chứng nhận đăng ký công ty đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu
- Doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và CMND bản gốc để lấy dấu
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thì doanh nghiệp có quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của công ty.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Đây được coi là một quy định mới, tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.
Thủ tục sau khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
- Treo biển tại trụ sở của doanh nghiệp.
- Thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu tại Cơ quan Thuế.
- Đăng ký chữ ký số để kê khai và nộp thuế theo quy định
- Kê khai và nộp lệ phí môn bài qua mạng theo quy định
- Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được cấp giấy phép con trước khi hoạt động.
- Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký thay đổi kịp thời và chính xác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Đăng kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và thông báo phát hành hóa đơn điện tử qua mạng
Hiện nay, thay vì khai thuế trên tờ khai giấy và nộp trực tiếp tại cơ quan thuế thì người nộp thuế đã có thể khai trực tuyến qua mạng và sử dụng chữ ký số để thay thế chữ ký tay và con dấu doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020 ( LDN 2020 );
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ban hành ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 03 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. (thay thế cho Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 và Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019);
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (Nghị định số 78/2015/NĐ-CP);
- Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;
Trên đây là những chia sẻ của Tư Vấn DNL giúp bạn đọc nắm bắt rõ các thông tin về thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên mới nhất 2023. Nếu còn vướng mắc gì cần giải đáp, vui lòng để lại bình luận ở khung bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với Tư Vấn Coki để được hỗ trợ tốt nhất.
Câu hỏi thường gặp
Thời hạn góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trong bao lâu?
Thời hạn góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên mất bao lâu?
Thời gian thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên mất từ 3 – 5 ngày làm việc.
- Hành vi trốn thuế là gì? Trốn thuế bao nhiêu thì bị xử lý hình sự
- Dịch vụ mở công ty trọn gói giá rẻ 2023
- Thủ tục báo tăng báo giảm bảo hiểm xã hội năm 2023
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán không?
- Dịch vụ đăng ký thủ tục hồ sơ thuế ban đầu 2023