Hướng dẫn cách tra cứu ngành nghề kinh doanh qua mạng mới nhất của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được ban hành theo Quyết định: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Bảng chuyển đổi Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam VSIC 2018 – VSIC 2007 giúp quý khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh chính xác nhất khi thành lập công ty. Mời bạn đọc tham khảo cách tra cứu ngành nghề kinh doanh 2023 nhanh nhất hiện nay.
Ngành nghề kinh doanh có vai trò gì?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực doanh nghiệp được phép thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng ịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Do vậy ngành nghề kinh doanh có đặc điểm sau:
- Thông tin ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được lưu trữ tại Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia dangkykinhdoanh.gov.vn
- Doanh nghiệp được quyền tự do đăng ký ngành nghề kinh doanh.
- Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề có điều kiện sau khi có đủ các điều kiện Luật định.
Nội dung
Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Danh sách ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được Phòng đăng ký kinh doanh ghi trong giấy xác nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp. Thông tin này được lưu trữ tại Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia do đó bạn có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trực tuyến thông qua website này.
Quy trình tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Bước 1: Xác định mã số doanh nghiệp (Mã số thuế) của doanh nghiệp cần tra cứu
- Bước 2: Truy cập địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn và nhập mã số doanh nghiệp vào Ô tìm kiếm
- Bước 3: Chọn tên doanh nghiệp được hiển thị theo list
- Bước 4: Xem phần thông tin ngành, nghề kinh doanh được hệ thống hiển thị.
Như vậy để tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bạn chỉ cần có mã số thuế của đơn vị đó là có thể biết được danh sách ngành nghề kinh doanh họ đăng ký.
Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
Bạn sẽ phải “Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh” hay còn gọi là tra cứu ngành nghề theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam khi:
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp
- Chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung cho doanh nghiệp, công ty bạn.
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể hoặc hợp tác xã.
Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh như sau:
- Bước 1: Tải hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam
Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam mới nhất được quy định tại Phụ lục I quyết định 37/2018/QĐ-TTg, được diễn giải chi tiết bời phụ lục II quyết định 37. Do đó bạn cũng có thể kiểm tra nhanh phạm vi kinh doanh của từng ngành nghề tại phụ lục II đã nói.
- Bước 2: Lựa chọn các ngành, nghề kinh doanh cấp 4 trong hệ thống mã ngành
- Bước 3: Các ngành nghề không có trong mã ngành thì đăng ký dựa theo việc tra cứu thông tin sau:
- Tra cứu các ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành để tìm văn bản pháp luật điều chỉnh.
- Tra cứu nội dung hoạt động để tìm mã ngành tương tự hoặc phù hợp.
- Bước 4: Tổng hợp lại thành một bộ ngành nghề kinh doanh đầy đủ.
Sau khi có được bộ ngành nghề kinh doanh chuẩn quy định, bạn sử dụng danh sách này để khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh mà mình chuẩn bị thực hiện.
Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh online có ưu điểm gì?
Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia cũng cho phép bạn tra cứu mã ngành kinh tế Việt Nam online tuy nhiên hạn chế của việc tra cứu này bao gồm:
- Không có hướng dẫn việc đăng ký ngành nghề kinh doanh chưa có trong mã ngành.
- Không có diễn giải phạm vi kinh doanh của từng mã ngành kinh tế như tra cứu trực tiếp tại văn bản pháp luật.
Tất nhiên với ưu điểm là nhanh gọn thì với việc đăng ký ngành nghề kinh doanh thuần theo mã ngành Quý vị dùng cách thức này giúp đảm bảo vừa nhanh vừa tránh nhầm lẫn nhất.
Tra cứu lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia cũng hỗ trợ cho những chủ doanh nghiệp mới thông tin về ngành nghề kinh doanh có điều kiện hoặc các hạn chế trong kinh doanh mà doanh nghiệp cần biết. Do vậy bạn có thể tra cứu điều kiện cần có khi kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện bằng cách:
- Bước 1: Truy cập địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn và vào mục Ngành nghề đầu tư kinh doanh
- Bước 2: Chọn lĩnh vực kinh doanh bạn muốn tìm hiểu
Ví dụ: Lĩnh vực xây dựng
- Bước 3: Chọn tiếp loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện bạn muốn biết
Ví dụ: Kinh doanh bất động sản
Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh chuyên nghiệp
Theo luật sư Trí Nam bộ ngành nghề kinh doanh chính là một trong 2 yếu tố đối tác đánh giá về quy mô và lĩnh vực hoạt động của một doanh nghiệp, do đó kỹ năng lựa chọn ngành nghề kinh doanh khi đăng ký là vấn đề nên xem trọng. Để có được một bộ ngành nghề kinh doanh ưng ý, doanh nghiệp cần lưu ý vấn đề sau:
- Một là, danh sách ngành nghề kinh doanh cần có đủ các lĩnh vực kinh doanh chính của doanh nghiệp. Ví dụ một công ty xây dựng công trình công nghiệp nếu thiếu ngành nghề về san lấp mặt bằng, xây dựng công trình xả thải thì đối tác sẽ nhận định quy mô hoạt động của doanh nghiệp chỉ dừng lại ở mức thầu phụ theo các công việc nhỏ lẻ.
- Hai là, cần đăng ký bổ sung các ngành nghề kinh doanh dự kiến cho kế hoạch phát triển trong tương lai. Ví dụ một công ty về nhà hàng cần đăng ký ngành nghề về nhượng quyền thương mại, ngành nghề về chế biến thực phẩm, ngành nghề về lưu trú.
- Ba là, cần đăng ký đủ ngành nghề về quản lý doanh nghiệp và trợ giúp doanh nghiệp. Đây là danh sách các ngành nghề có thể hỗ trợ chi phí cho đối tác như Hoạt động tư vấn quản lý, Ủy thác xuất nhập khẩu, …
Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành
Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Thực tế khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành doanh nghiệp gặp một số các bất cập sau:
- Có những ngành nghề kinh doanh chưa được quy định trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Theo luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm miễn sao đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam đương nhiên chưa đầy đủ vì có những lĩnh vực kinh doanh phát triển sau thời điểm văn bản pháp luật được ban hành, hoặc có những ngành nghề chưa được ghi nhận do thiếu sót của người tổng hợp. Khi đăng ký các ngành nghề này doanh nghiệp cần:
– Ghi chi tiết quy định pháp luật điều chỉnh nội dung liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
– Trường hợp ngành nghề không có văn bản pháp luật thực tế điều chỉnh bạn cần làm công văn giải trình với Phòng đăng ký kinh doanh về thực tiễn tồn tại ngành nghề kinh doanh để cơ quan này được rõ.
- Có những ngành nghề kinh doanh có nội dung chưa phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ: Sản xuất phân bón được cho vào mã ngành sản xuất khác chưa được phân vào đâu gây khó khăn cho việc giới thiệu doanh nghiệp tới các đối tác. Tuy vậy bạn cũng nên biết: Ngành nghề kinh doanh không còn hiển thị trên GCN đăng ký doanh nghiệp; Hoạt động kinh doanh được quản lý theo mã ngành chứ không quản lý theo câu chữ của ngành nghề. Do vậy bất cập này không làm gián đoạn hay ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh uy tín tại BÌNH DƯƠNG
Kế toán Coki chuyên dịch vụ đăng ký kinh doanh uy tín tại Bình Dương, với trên nhiều năm kinh nghiệm tư vấn cho doanh nghiệp chúng tôi đảm bảo luôn cung cấp giải pháp tốt nhất, hoàn thiện nhất trong phương án triển khai các dịch vụ pháp lý cho khách hàng.
- Dịch vụ thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Hành vi trốn thuế là gì? Trốn thuế bao nhiêu thì bị xử lý hình sự
- Giám đốc công ty TNHH hai thành viên đồng thời là người đại diện theo pháp luật của công ty thì có cần ký hợp đồng lao động không?
- Danh bạ điện thoại Chi cục thuế Bình Dương
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có bắt buộc phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán không?